Home Bảo Tồn - Phát Huy Tiếng Mường – Bảng chữ cái tiếng Mường

Tiếng Mường – Bảng chữ cái tiếng Mường

by Thang
1 comment

Tiếng Mường (thiểng Mường) là ngôn ngữ của người Mường tại Việt Nam.

Tiếng Mường là ngôn ngữ thanh điệu, có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt và được xem như thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Thanh điệu tiếng Mường gần với phương ngữ Thanh Hoá, Nghệ An của tiếng Việt. Tiếng Mường được nói chủ yếu tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như: Hòa BìnhThanh HóaPhú ThọYên BáiSơn La và Ninh Bình.

Tiếng Mường có 6 thanh như tiếng Việt; tuy nhiên, thanh nặng chỉ được phân biệt tại các tỉnh Phú Thọ và Thanh Hóa, còn những người tỉnh Hòa Bình đọc như thanh sắc.

Cho đến đầu thế kỷ 21 không có tư liệu về một bảng chữ cái tiếng Mường chính thức. Gần đây xuất hiện bảng chữ cái là Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016. Bảng chữ cái này phục vụ việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh.

BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG MƯỜNG

Bộ chữ dân tộc Mường này có 28 chữ cái. Báo Hòa Bình điện tử bản tiếng Mường đã sử dụng bộ chữ này, và khi mới xuất hiện thì đã gây ngạc nhiên cho một số người đọc

You may also like