Home Văn HóaÂm Nhạc Nét dịu dàng, thắm duyên của những phụ nữ Mường – Hòa Bình trong điệu múa Chằm Đuống

Nét dịu dàng, thắm duyên của những phụ nữ Mường – Hòa Bình trong điệu múa Chằm Đuống

by Thang
0 comment

Cách thành phố Hòa Bình khoảng 33 km, xóm Ải xã Phong Phú một trong những điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ở xứ Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Không chỉ gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làm những món ăn dân tộc, xóm Ải còn được biết đến với những điệu múa truyền thống trong đó có múa Chằm Đuống.

Theo chân người dẫn chương trình Việt Anh, một diễn viên khá nổi tiếng trong nền điện ảnh Việt Nam hãy cùng đi tìm hiểu và khám phá điệu múa truyền thống này. Thật may mắn cho Việt Anh khi đến xóm Hải vào đúng ngày những người phụ nữ nơi đây đang chuẩn bị đi biểu diễn văn nghệ của xóm.

Nhà văn hóa là nơi diễn ra các tiết mục văn nghệ, điệu múa Chằm Đuống truyền thống(Ảnh chụp màn hình clip VTV)

Chia sẻ với chương trình Nét Đẹp Phụ Nữ Á Đông, chị Bùi Thị Trang cư trú tại xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình cho biết: Nhà văn hóa của xóm là nơi biểu diễn các tiết mục văn nghệ để đón khách. Điệu múa Chằm Đuống xuất hiện từ khá lâu rồi, người ta đi gặt lúa từ ngoài đồng về rồi người ta cho vào một cái đuống và dùng chày để giã. Ý nghĩa của điệu múa này là mừng một vụ mùa bội thu của người nông dân.

Những điệu máu lúc nhẹ nhàng, lúc sôi động thể hiện sự uyển chuyển của người Mường trong từng động tác(Ảnh chụp từ màn hình clip VTV)

Trong điệu múa mô phỏng lại này thì có cả nam và nữ, nam thì sẽ đâm lúa còn nữ thì sẽ sàng sẩy gạo. Trong bài múa này thì có rất nhiều động tác khác nhau, có những động tác uyển chuyển dịu dàng nhưng cũng có những động tác rất là mạnh mẽ dứt khoát, tượng trưng tính cách của người con gái Mường.

Điệu múa Chằm Đuống có sự kết hợp của cả nam và nữ tạo nên một nét văn hóa độc đáo của người Mường nơi đây(Ảnh chụp từ màn hình clip VTV)

Chị Trang cũng cho biết: Bản thân đã luyện tập từ khi còn nhỏ, lúc mới đầu thì còn khó vì chưa quen, chưa thuộc động tác nên còn lúng túng. Cũng có nhiều động tác khó luyện tay sao cho dẻo, động tác sao cho đúng, một thời gian sau khi tập nhớ động tác rồi thì cũng dễ dàng hơn.

Những người phụ nữ khi múa Chằm Đuống phải diện những bộ trang phục truyền thống, bởi vì khi lúa chín thường có màu vàng nên là những người phụ nữ nơi đây thường chọn áo màu vàng tượng trưng cho màu của lúa chín, của sự ấm no.

Áo vàng là trang phục truyền thống của những người phụ nữ Mường khi biểu diễn điệu múa Chằm Đuống(Ảnh chụp màn hình từ clip VTV)

Múa Chằm Đuống mang bản chất truyền khẩu do sự sáng tạo của nhân dân qua bao nhiêu thế hệ, với lối diễn tấu độc đáo khỏe khoắn, sôi động tạo nên những nhịp 3, nhịp 7 lay động núi rừng vào những buổi sáng gọi mặt trời lên hay những đêm trăng để gọi chị Hằng Nga xuống chơi với làng, với bản.

Động tác giã gạo nhẹ nhàng, bước chân nhịp nhàng nhún nhẩy theo điệu nhạc, khuôn mặt vui tươi vác lúa về. Dường như tất cả đã vẽ lên bức tranh chân thực của cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ phô trương về vẻ đẹp của cơ thể qua các động tác múa, qua đó còn toát lên đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó nét đặc trưng của những người phụ nữ Mường.

Những động tác nhịp nhàng, uyển chuyển theo điệu nhạc khiến những người phụ nữ nơi đây trở nên thật quyến rũ(Ảnh chụp từ màn hình clip VTV)

Về xóm Ải hôm nay chúng ta dễ dàng nhận ra những âm thanh trong trẻo, ngọt ngào vang lên bởi điệu múa Chằm Đuống và có lẽ cũng bởi tình yêu nghệ thuật mà những người phụ nữ Mường nơi đây sau những ngày lao đặng hăng say vất vả, họ lại cùng nhau tập luyện biểu diễn điệu múa này bên những nếp nhà sàn, duy trì truyền dạy cho các thế hệ trẻ, qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ nét văn háo độc đáo của những người Mường nơi đây.

You may also like

Leave a Comment